Tại diễn đàn "Theêngiadựbáonhữngcổphiếucóthểtănggiánărule 34 aovo dấu dòng tiền", chiều 9/11, các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam năm 2024 sẽ khả quan hơn vì "những điều tồi tệ nhất đã xuất hiện trong năm nay". Theo đó, các tổ chức theo dõi vĩ mô đều đưa ra kịch bản GDP tăng trưởng 6-6,5%.
Ông Nguyễn Xuân Thành - Chuyên gia kinh tế của Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, phân tích rằng xuất khẩu là chỉ báo phục hồi đầu tiên và sẽ tăng vào 3 tháng cuối năm khi thị trường lớn như Mỹ đang giảm hàng tồn kho. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt hơn 32 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng 9 và tăng 5,9% so với cùng kỳ 2022. HSBC đánh giá Việt Nam đang phục hồi ổn định từ suy thoái thương mại toàn cầu và xuất khẩu có khả năng tiếp tục tăng tốc khi đơn hàng cải thiện.
Ông cho biết yếu tố tích cực tiếp theo là giải ngân vốn đầu tư công với cao điểm cuối năm nay đến đầu năm 2024. Từ đầu năm đến ngày 31/10, giải ngân đầu tư công đạt hơn 430.600 tỷ đồng, bằng 52% kế hoạch năm. Hiện tại Chính phủ đang đôn đốc các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhanh chóng giải ngân.
"Ngoài ra, chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng cũng là yếu tố quan trọng khi Chính phủ đang muốn duy trì nền lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Thành nói.
Với đánh giá vĩ mô kể trên, các chuyên gia đến từ công ty chứng khoán và quỹ đầu tư đưa ra dự báo về những nhóm ngành sở hữu tiềm năng tốt cho năm sau.
Bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc SSI Research - cho rằng "phục hồi" sẽ là chủ đề đầu tư thời gian tới. Nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn những ngành đã có kết quả kinh doanh thấp năm nay nhưng có xác suất cao sẽ vượt qua khó khăn trong năm sau. Bà gợi ý hai ngành nổi bật là vật liệu cơ bản và bán lẻ. Bên cạnh đó, những ngành hưởng lợi từ phục hồi xuất khẩu, tăng giải ngân đầu tư công và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng là nhóm đáng cân nhắc.
Chia sẻ cụ thể về các nhóm ngành mà Quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBF) đang nắm giữ, Phó giám đốc đầu tư Nguyễn Triệu Vinh cũng cho biết quỹ này đang tập trung vào bốn nhóm gồm: FDI, đầu tư công, công nghệ thông tin và tiêu dùng. Thời gian qua, chỉ có nhóm tiêu dùng chưa đạt hiệu suất tốt nhưng ông tin sẽ còn nhiều tiềm năng thời gian tới vì thu nhập người dân và nhu cầu mua sắm sẽ trở lại.
Trong khi đó, dựa trên triển vọng lợi nhuận, bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc đầu tư và điều hành quỹ VinaCapital VESAF, lưu ý nhà đầu tư cần quan sát thêm sự phân hóa sâu sắc giữa các doanh nghiệp. Thực tế năm nay, thị trường ghi nhận một số công ty có kết quả kinh doanh và thị phần rất tốt dù ngành của họ sụt giảm lớn. Bà lấy ví dụ FPT ở mảng công nghệ, PNJ ở mảng bán lẻ, Gemadept (GMD) ở mảng vận tải biển hay Kinh Bắc (KBC) ở mảng bất động sản.
Ngoài các ngành kể trên, MBS Research còn điểm danh thêm dầu khí và điện trong nhóm dẫn dắt thị trường năm sau. Với dầu khí, các cổ phiếu này có cơ hội từ xu hướng dịch chuyển năng lượng và các dự án có thể triển khai như Lô B Ô Môn, Nam Du - U Minh, Sư tử trắng GĐ2B, Lạc Đà Vàng... Còn ngành điện sẽ hưởng lợi từ kế hoạch đảm bảo tiến độ các dự án lưới điện trong bối cảnh mất cân đối năng lượng hiện tại. Tổng mức đầu tư cho nguồn điện dự kiến đạt gần 10 tỷ USD mỗi năm cho giai đoạn 2021-2030.
Bên cạnh gợi ý các nhóm ngành đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Phương Lam - Giám đốc Phân tích VDSC - gợi ý nhà đầu tư có thể lọc thêm các cổ phiếu đang có định giá rẻ và nhiều khả năng sẽ được định giá lại năm tới. Trong số những ngành sở hữu triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao, bất động sản khu công nghiệp, ngân hàng, dịch vụ phần mềm, hàng tiêu dùng lâu bền (dệt may), năng lượng (dầu khí) và dược là nhóm đang có định giá rẻ.
VNDirect còn cho rằng đây là thời điểm tốt để các nhà đầu tư trung và dài hạn bắt đầu tích lũy cổ phiếu cho năm sau. Mặc dù rủi ro ngắn hạn của thị trường còn hiện hữu, mức chiết khấu định giá hiện tại đang tương đương đáy trung hạn thời điểm tháng 11/2022 và đáy Covid. Tuy nhiên đơn vị này lưu ý, các nhà đầu tư không sử dụng đòn bẩy ký quỹ để giải ngân cổ phiếu trong trung và dài hạn, không đầu tư tập trung một cổ phiếu hoặc một nhóm ngành duy nhất. Nhà đầu tư cũng nên tránh rót khoản tiền lớn vào một thời điểm mà nên chia thành nhiều phần và giải ngân từ từ hoặc áp dụng phương pháp tích sản.
Các chuyên gia cũng cho rằng nhà đầu tư nên kết hợp nhiều phương pháp như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng để chọn ra cổ phiếu phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình đầu tư, bà Phương nói mỗi người cần có tính kỹ luật cho bản thân.
"Nhà đầu tư cần có danh mục cổ phiếu theo dõi và quan tâm sát sao về giá trị nội tại của doanh nghiệp để tránh rơi vào tình trạng FOMO (hội chứng bị bỏ lỡ) hay nuối tiếc khi thị trường biến động ngắn hạn", Giám đốc SSI Research nói.
Tất Đạt